#21
|
|||
|
|||
Load sensing cũng được sử dụng hiệu quả với bơm lưu lượng cố đinh các bạn nhé.
Ở sơ đồ trên valve load sensing được tích hợp trên cụm valve phân phối dầu. Nó bao gồm 2 valve áp suất: Valve nhỏ (trên hình vẽ) giới hạn áp suất max của bơm, đóng vai trò valve an toàn. Valve lớn lấy tín hiệu áp suất từ các valve phân phối. Như vậy khi làm việc bơm sẽ làm việc ở áp suất của các cơ cấu. Khi không làm việc, bơm sẽ xả ở áp suất qua valve loadsensing, thường là 25 bar. Các bạn vẽ sơ đồ công suất tương tự của bạn Thợ máy để thấy sự khác nhau giữa các chế độ nhé. Một lần nữa, mặc dù đã tốt hơn, nhưng mạch này vẫn không tốt bằng sử dụng bơm thay đổi lưu lượng. |
#22
|
|||
|
|||
Thật áy náy quá!! Tôi lại "PHẢN BIỆN" với ADMIN về mạch sử dụng "BƠM LƯU LƯỢNG RIÊNG KHÔNG ĐỔI".
Mạch thực tế như sau (thường gọi là mạch có BYPASS) sử dụng hiệu quả hơn (công suất tiêu thụ thấp hơn)"LOAD SENSING" nhiều. Trong sơ đồ mạch, chỉ có duy nhất 1 valve áp suất (relief valve) làm nhiệm vụ chống quá áp cho hệ thống, nó luôn đóng trong tất cả các trạng thái làm việc, chỉ mở khi nào hệ thống bị quá áp. Để mai rảnh tôi xin đưa bản thí dụ so sánh công suất tiêu thụ của 2 mạch ("LOAD SENSING" và "BYPASS"). 1/- TRẠNG THÁI CHỜ (STANDBY). 2/- TẢI TIÊU THỤ 50% LƯU LƯỢNG CỦA BƠM. 3/- TẢI TIÊU THỤ 100% LƯU LƯỢNG CỦA BƠM. thay đổi nội dung bởi: LẠC HẬU, 27-09-2017 lúc 03:21 PM. |
#23
|
|||
|
|||
Theo tôi sử dụng bơm loại nào thì phải xem xét một cách tổng thể các yếu tố về mục đích sử dụng, môi trường hoạt động và chi phí (ban đầu và vận hành). Hiện nay trong công nghiệp và thiết bị thi công tôi vẫn thấy sử dụng rộng rãi cả hai loại này đấy thôi.
Bác Lạc hậu không ngại phản biện Admin nhé. Chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau mà thôi Nhân tiện post cái hình so sánh giữa hai mạch sử dụng bơm fix và tiết lưu với bơm var và LS (trích từ tài liệu của Rexroth). (Cái này đã nói rồi nhưng cứ đưa lên cho anh em thêm tài liệu) |
#24
|
|||
|
|||
Cám ơn bạn LẠC HẬU tích cực tham gia diễn đàn. Chúng tôi luôn luôn tôn trọng & cảm ơn những đóng góp xây dựng diễn đàn của tất cả các thành viên.
Về mạch BYPASS, bạn Lạc hậu có thể mô tả kỹ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của valve phân phối để anh em cùng biết. Bạn cũng làm luôn cái so sánh với valve LS cho đủ bộ. Thanks. |
#25
|
|||
|
|||
Trích:
Thực ra về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của valve thì các bạn đã nói rồi mà quên đấy thôi. Nó chính là "VAN CHIA DANG CON TRƯỢT" mà các bạn đã nói trong bài "ĐỒNG TỐC 2 XY LANH THỦY LỰC" chỉ khác một chút là nó không tự động chia lưu lượng dầu theo áp lực, mà " ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH TRƯỢT QUA LẠI ĐỂ CHIA LƯU LƯỢNG LÀM 2 PHẦN THEO YÊU CẦU SỬ DỤNG" (có thể bằng cơ khí, bằng áp lực pilot, hay bằng điện..) ngòai ra, xy lanh thứ nhất xem như tải sử dụng, còn phần dầu thay vì vào xy lanh thứ hai thì ta đưa về thùng. HÌNH MINH HỌA: Xin lưu ý các bạn xem hình của Valve bên dưới, Valve ở trên chỉ để minh họa thêm rằng có thể lắp mạch thành một hệ thống gồm nhiều valve để điều khiển nhiều phụ tải. Hình 1 : Valve ở vị trí không tải, lưu lượng từ bơm qua đường BY-PASS màu xanh đi thẳng về thùng chứ không qua Valve áp suất. Hình 2 : Valve ở vị trí tải sử dụng một phần lưu lượng, phần còn lại vẫn qua đường BY-PASS để về thùng vì lúc này đường BY-PASS vẫn mở, chưa đóng hòan tòan. Hình 3 : Valve ở vị trí tải sử dụng tòan phần lưu lượng của bơm, lúc này đường BY-PASS đóng hòan tòan. BẢNG SO SÁNH MỨC TỔN THẤT BÊN DƯỚI, TÔI DÙNG NGAY THÍ DỤ CỦA ADMIN Ở PHẦN TRÊN ĐỂ CÁC BẠN TIỆN THEO DÕI. Sử dụng công thức tính công suất cho bơm: P = k*n * Vstroke * Δp / ηmech,hydr. Với: P = Công suất bơm. k = hệ số qui đổi đơn vị tính = 0,0016 n = số vòng quay Vstroke = Lưu lượng riêng của bơm. Δp = Chênh áp qua bơm. ηmech,hydr = hiệu suất cơ,hiệu suất thể tích. Để đơn giản bớt cho bài tóan, ta bỏ qua các hiệu suất. Với tốc độ và lưu lượng riêng cố định thì: Q = n * Vstroke nên: P (KW) = k * Q (lít/phút) * Δp (bar) Hình 1 : Các giả thiết và số liệu tính tóan. Hình 2 : Đồ thị biểu diễn so sánh công suất tổn hao. Hình 3 : Đồ thị biểu diễn so sánh tổng công suất tiêu thụ của 2 mạch. thay đổi nội dung bởi: LẠC HẬU, 27-09-2017 lúc 03:23 PM. |
#26
|
|||
|
|||
Cám ơn bác Lạc Hậu. Bài viết của bác rất rõ ràng và thuyết phục. Mong bác có nhiều bài viết giá trị nữa để chúng em học tập.
|
#27
|
|||
|
|||
phải công nhận là kiến thức của các bác rất có hệ thống và chuyên sâu.
Em mới biết diễn đàn này. Bây giờ em chưa có thời gian, sắp tới có nhiều thời gian hơn em sẽ đóng góp các bài viết để mọi người cùng chia sẻ |
#28
|
|||
|
|||
Trích:
Túm áo bác Lạc Hậu tí, áp suất làm việc của LS trong hình 1 của bác không phải xả ở 250 bar trong các trường hợp a- b- c- f-. Ở đây nó chỉ làm việc ở áp suất + 25 bar (LS) thôi.
__________________
Hydraulic and more... |
#29
|
|||
|
|||
Trích:
À mà này bác "HAITROC", tôi nghe tên Bác quen quen, dường như là Bác cũng hay "Túm áo" tôi ở bên diễn đàn "XMCT" thì phải.. Còn về "BƠM LƯU LƯỢNG THAY ĐỔI" thì chắc chắn là có nhiều ưu điểm hơn "BƠM LƯU LƯỢNG CỐ ĐỊNH" rồi. Nhưng (lại nhưng ), với "BƠM CÓ LƯU LƯỢNG RIÊNG THAY ĐỔI ĐƯỢC" thì người ta lại không dùng "MẠCH BY-PASS" nữa Bác ạ. Có rất nhiều phương pháp khác để điều khiển (constant horse power control, Total horse power control, Positive flow, negative flow control... và dĩ nhiên là có cả Load sensing control nữa) xin tham khảo thêm Ở ĐÂY NÀY CÁC BÁC ƠI! Xin hẹn Bác về các phương pháp điều khiển này ở bài khác nhá. Tái bút: Khỏang tháng sau, tôi có việc ra Hà Nội, chẳng hay tôi có thể ghé thăm Công ty Bác không? thay đổi nội dung bởi: LẠC HẬU, 23-06-2009 lúc 12:04 PM. |
#30
|
|||
|
|||
Để các thành viên tiện so sánh - đánh giá, tôi xin treo lên biểu đồ so sánh giữa các chế độ làm việc đã được trao đổi.
Kinh nghiệm cá nhân tôi thấy rằng bơm thay đổi lưu lượng được sử dụng phù hợp (tiết kiệm được công suất của động cơ) khi cơ cấu làm việc có sự thay đổi về lưu lượng hoặc hệ thống thủy lực có nhiều cơ cấu tiêu thụ sử dụng chung một bơm. |
Tags |
bơm dầu, bơm lưu lượng cố định, bơm lưu lượng thay đổi, bơm thủy lực, thủy lực |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|